Ở thời điểm hiện tại có lẽ không cần bàn quá nhiều về những ưu thế khi chụp file RAW khi so sánh với JPG, bởi chắc chắn rằng khi nói về độ chuyển màu, highlight, shadow, white balance (WB), xử lý nhiễu (Noise) … file RAW đều cho chất lượng tốt hơn hẳn.
Tuy nhiên với sự phổ biến dần của máy ảnh, sự gia tăng nhu cầu chụp ảnh của đa phần người dùng phổ thông, lựa chọn của họ và tôi đa phần sẽ là JPG. Lý do đơn giản nhất có thể kể đến là:
- JPG của Fujifilm đẹp sẵn.
- Có Film simulation đủ dùng.
- ISO cao mà không quá bệt.
- Tiết kiệm thẻ nhớ hơn.
- Tối ưu về tối góc, viền tím ngay trên JPG khi sử dụng những ống kính hãng.
2. JPG setting là gì?
Ảnh 2: Màn hình Setting.
Trước tiên, JPG setting là gì nhỉ?Trên máy Fuji, bấm Q sẽ hiện ra bảng này. Đây sẽ là nơi chúng ta quyết định hầu như tất cả thông số thay đổi được trên tấm ảnh JPG. Để bàn kỹ hơn về setting các thông số như nào thì hãy cùng mình tìm hiểu thêm ngay bên dưới nhé!
Ảnh 3: Thử nghiệm một vài thông số lạ trên máy cũng ra chất lượng rất ổn.
3. Film simulation ( Các bộ giả lập màu film trên máy)
Tùy vào dòng máy bạn đang sở hữu mà số lượng giả lập Film của bạn sẽ có nhiều hay ít. Tuy nhiên đừng lo lắng vì bản thân mình đang dùng chiếc máy Fujifilm X-A3 (ra đời năm 2016), X-T1 (ra đời năm 2014) , và cuối cùng là chiếc X-H1 (ra năm 2018) thì cũng không có quá nhiều khác biệt lắm đối với file JPG.
Dưới đây là một vài setting mình hay sử dụng:
Ảnh 4: Setting trong phòng hoặc khi nắng nhẹ.
Giả lập màu | Velvia |
Dynamic Range | DR-400% |
Highlight | +1 |
Shadow | -2 |
Color | +1 |
Sharpness | 0 |
Noise Reduction | -1 |
White Balance | 6300, +3 Red & -4 Blue |
ISO | tối thiểu 800 |
Ảnh 6: Thử một setting lạ khi mình thấy màu đen đang làm chủ đạo.
Giả lập màu | Eterna Cinema |
Dynamic Range | DR-100% |
Highlight | -2 |
Shadow | +2 |
Color | +1 |
Sharpness | +2 |
Noise Reduction | +1 |
White Balance | Auto, +1 Red & +1 Blue |
4. Tạm kết
Trên đây chỉ là bài giới thiệu sơ bộ về những gì mà JPG của Fuji có thể làm được. Tuy nhiên với mỗi đời máy, mỗi cảm biến trên máy fuji lại cho ra một “cảm giác màu” rất khác nhau, nhất là X-T1 và “phần còn lại của gia đình X-T”. Vì vậy nếu bạn muốn tận hưởng một chuyến đi chơi, thả hồn vào cái chất film của Fuji mà chẳng cần lo về hậu kỳ thì hãy thử đọc qua những bài viết của mình sắp tới nhé.
Dương Cường
1 Nhận xét
hi
Trả lờiXóa